top of page

GIAO TỚI TẬN NƠI CHO BẠN

Tìm kiếm

Tìm hiểu về quản lý chuỗi cung ứng ở 3 cấp độ

  • haoantoan
  • 13 thg 6, 2022
  • 4 phút đọc

Chuỗi cung ứng là quá trình sản xuất và phân phối một sản phẩm hay dòng sản phẩm. Chuỗi cuntìm-hiểu-về-quản-lý-chuỗi-cung-ứng-ở-3-cấp-độg ứng phức tạp hay đơn giản sẽ tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và số lượng sản phẩm sản xuất. Thông thường, các tổ chức áp dụng quản lý chuỗi cung ứng ở 3 cấp độ để đạt được hiệu quả cao trong vận hành và tối ưu chi phí. Cùng tìm hiểu về 3 cấp độ quản lý chuỗi cung ứng trong bài viết dưới đây nhé!

Những liên kết trong chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là sự liên kết và phối hợp giữa nhiều yếu tố để triển khai thực hiện sản xuất và cung cấp hàng hóa đến cho khách hàng. Vậy chuỗi cung ứng gồm bao nhiêu liên kết?


Những liên kết trong một chuỗi cung ứng hàng hóa, sản phẩm

Khách hàng (Customer)

Khách hàng chính là nơi bắt đầu của chuỗi cung ứng. Họ quyết định đến việc mua sản phẩm và sẽ liên hệ với bộ phận bán hàng của doanh nghiệp. Đơn hàng hoàn tất khi có đủ các thông tin về sản phẩm, số lượng và ngày giao hàng.

Lên kế hoạch (Planning)

Sau khi tiếp nhận đơn hàng, bộ phận Kế hoạch sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Ở giai đoạn này, bộ phận xây dựng kế hoạch sẽ biết được những nguyên liệu cần thiết để đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng.

Thu mua (Purchasing)

Bộ phận Thu mua sẽ được thông báo những nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất. Tiếp đó, họ sẽ gửi đơn hàng đến nhà cung cấp về số lượng nguyên vật liệu và ngày giao theo yêu cầu.

Tồn kho (Inventory)

Khi nguyên vật liệu được nhà cung cấp giao, chúng sẽ được kiểm tra kỹ càng về số lượng và chất lượng. Sau đó, nguyên vật liệu này được lưu trữ cho đến khi được bộ phận Sản xuất sử dụng.

Sản xuất (Production)

Nguyên vật liệu sẽ được chuyển đến khu vực sản xuất theo kế hoạch và được tiến hành tạo nên sản phẩm. Sau khi hoàn thành, sản phẩm sẽ được kiểm tra và vận chuyển đến kho hàng. Thời gian lưu kho sẽ phụ thuộc vào ngày giao hàng đã ký kết với khách hàng.

Vận chuyển (Transportation)

Dựa theo ký kết, bộ phận Giao hàng sẽ vận chuyển sản phẩm khỏi kho và giao đến tay khách hàng.

Đó là 6 liên kết trong một chuỗi cung ứng sản phẩm. Sau đây, bạn sẽ được tiếp tục tìm hiểu về quản lý chuỗi cung ứng ở 3 cấp độ.

Tìm hiểu về quản lý chuỗi cung ứng ở 3 cấp độ

Nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng được vận hành trơn tru và đạt được sự hài lòng của khách hàng, tổ chức và doanh nghiệp cần áp dụng đúng quy trình và công nghệ vào chuỗi cung ứng của mình. Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm 3 cấp độ, trong đó các phòng ban khác nhau sẽ cùng tập trung hỗ trợ, giúp chuỗi cung ứng được vận hành tốt nhất. Quản lý chuỗi cung ứng ở 3 cấp độ cụ thể như sau.


3 Cấp độ trong quản lý chuỗi cung ứng

Cấp độ chiến lược

Ở cấp độ này, các nhà lãnh đạo sẽ quyết định quy mô và vị trí của các xưởng sản xuất, chính sách hợp tác với các nhà cung cấp và tạo ra các dòng sản phẩm để tiêu thụ ngoài thị trường. Ngoài ra, cấp độ chiến lược còn giải quyết các vấn đề như:

● Phân bổ và sử dụng các phương tiện kinh doanh.

● Lựa chọn người phù hợp để cung cấp, vận chuyển và xử lý hậu cần.

● Thực hiện cải tiến và đổi mới.

● Quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm.

Cấp độ chiến thuật

Cấp độ chiến thuật là về các quyết định trung hạn và xác định các lựa chọn chung được thực hiện ở cấp chiến lược. Ở cấp độ này, người quản lý phải quyết định cách vận hành chuỗi cung ứng để có được chi phí bỏ ra thấp nhất.

Một chiến thuật tiêu biểu là: thiết kế một kế hoạch mua hàng với nhà cung cấp, hợp tác với các công ty vận tải để đạt hiệu quả tối ưu về chi phí vận chuyển hàng hóa.

Cấp độ hoạt động

Cấp độ hoạt động quyết định về hoạt động hàng ngày, có tầm ảnh hưởng xuyên suốt đến chuỗi cung ứng. Cấp độ này làm cho toàn bộ hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hoạt động và đạt được mục tiêu đặt ra. Đây là cấp độ chính, nhưng không thể đạt được mục tiêu nếu không được kết hợp với các cấp độ khác. Cấp độ hoạt động chỉ triển khai sau khi cấp độ chiến lược và chiến thuật được hoàn thiện.

Cấp độ hoạt động sẽ tập trung vào:

● Giám sát hoạt động hàng ngày hoặc hàng tuần để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

● Kiểm tra và giám sát các hoạt động sản xuất, lập kế hoạch và bất kỳ hoạt động khác cho quy trình.

● Kiểm tra hậu cần cho các hợp đồng và đáp ứng yêu cầu.

● Giải quyết các thiệt hại và vấn đề xuất hiện trong quá trình sản xuất và vận hành chuỗi cung ứng.

● Phụ trách nguyên vật liệu và xuất nhập sản phẩm.


Các cấp độ đều góp phần quan trọng trong thành công của một chuỗi cung ứng

Tất cả các cấp độ trong chuỗi cung ứng đều quan trọng và doanh nghiệp phải nắm bắt tất cả để có được kết quả tốt nhất. Hy vọng với những thông tin về quản lý chuỗi cung ứng ở 3 cấp độ, bạn có cái nhìn toàn diện hơn về chuỗi cung ứng, những liên kết và cấp độ trong quản trị chuỗi cung ứng.

 
 
 

Comentários


bottom of page