Chiến lược cấp kinh doanh là gì? Đặc điểm và tầm quan trọng
- haoantoan
- 10 thg 6, 2022
- 4 phút đọc
Đối với doanh nghiệp, chiến lược cấp kinh doanh không phải là một khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm hiểu sâu thì không thể hiểu rõ được khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của chiến lược này trong hoạt động của doanh nghiệp. Những chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích liên quan đến chiến lược cấp kinh doanh.
Chiến lược cấp kinh doanh là gì?
Chiến lược cấp kinh doanh hay còn gọi là chiến lược kinh doanh là những kế hoạch nhằm gia tăng tối đa lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc quản trị chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả trong lĩnh vực của mình và đạt được mục tiêu đề ra.

Chiến lược kinh doanh tập trung chủ yếu vào các mục đầu tư kinh doanh của các đơn vị kinh doanh liên quan. Chiến lược này bao gồm các cách thức cạnh tranh mà tổ chức lựa chọn, cách tổ chức định vị trên thị trường và các chiến lược khác nhau có thể sử dụng trong từng bối cảnh cụ thể.
Các yếu tố nền tảng
Chiến lược cấp kinh doanh là một mảng thực hiện kế hoạch riêng trong tổ chức, doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh hoạt động độc lập, chỉ tập trung vào một thị trường mục tiêu và xoay quanh ba yếu tố trọng tâm.
Nhu cầu tiêu dùng và khác biệt hóa sản phẩm
Nhu cầu tiêu dùng chính là những mong muốn của khách hàng về một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Chiến lược cấp kinh doanh cần được xây dựng với mục đích là thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Khác biệt hóa sản phẩm chính là tạo lợi thế cạnh tranh trong thiết kế sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp cần phải tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mang màu sắc, điểm nhấn riêng biệt để thu hút khách hàng hoặc ít nhất là đáp ứng được nhu cầu của họ.
Nhóm khách hàng và phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường chính là cách thức doanh nghiệp phân nhóm khách hàng dựa trên các tiêu chí như địa lý, sở thích, nhu cầu,.... Các doanh nghiệp có thể sử dụng ba chiến lược hướng đến các phân khúc thị trường như:
Phục vụ các khách hàng bình thường, không nhất thiết phải phân chia các nhóm khách hàng (nghĩa là xem toàn bộ khách hàng đều có nhu cầu ở mức trung bình).
Phục vụ đa dạng, nghĩa là khách hàng được chia thành nhiều nhóm khác nhau và phát triển sản phẩm sao cho thích hợp với nhu cầu của từng phân khúc.
Phục vụ tập trung, tức là doanh nghiệp nhận thức được nhiều phân khúc khách hàng nhưng chỉ tập trung phục vụ một nhóm khách hàng nhất định.
Khả năng công nghệ đáp ứng nhu cầu
Năng lực phân biệt chính là cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Có ba cách để đạt được điều này:
Áp dụng công nghệ sản xuất hiệu quả với chi phí thấp để cung cấp sản phẩm với giá thành cạnh tranh nhất.
Tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với những sản phẩm độc đáo và chất lượng vượt trội.
Chú trọng các dịch vụ đi kèm theo sản phẩm và đội ngũ nhân viên, nghĩa là tập trung vào hoạt động bán hàng và tiếp thị.
Nền tảng của chiến lược cấp kinh doanh được hình thành từ sự kết hợp các quyết định về sản phẩm, thị trường và khả năng áp dụng công nghệ sản xuất để đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Tầm quan trọng của chiến lược cấp kinh doanh trong doanh nghiệp
Định hướng hoạt động dài hạn
Chiến lược cấp kinh doanh giúp doanh nghiệp linh hoạt và chủ động hơn để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời đảm bảo hoạt động và phát triển dài hạn. Thiếu vắng chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược không đảm bảo sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh doanh dài hạn.
Hoạt động kinh doanh luôn chịu tác động từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp lập kế hoạch hoạt động lâu dài thông qua các phân tích và dự báo thị trường.
Tập trung phát triển theo hướng phù hợp
Chiến lược cấp kinh doanh còn tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh phù hợp với thị trường trên cơ sở tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro và phát huy lợi thế của doanh nghiệp. Thiết lập chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như các nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển của nguồn lực doanh nghiệp.

Ngoài ra, chiến lược cũng tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp liên kết được các cá nhân với nhau để cùng hướng đến các mục tiêu chung. Qua đó, nội lực của doanh nghiệp được tăng cường và nâng cao hơn nữa.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Chiến lược cấp kinh doanh là một yếu tố cạnh tranh có hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Chính vì thế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn. Ngoài các yếu tố cạnh tranh trực tiếp như: giá cả, chất lượng, tiếp thị,... các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược cấp kinh doanh như một công cụ cạnh tranh.
Có thể nói rằng chiến lược cấp kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh nghiệp. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp phát triển và thành công là nhờ vào chiến lược kinh doanh rõ ràng và đúng đắn.
Bài viết này đã tổng hợp các thông tin liên quan đến chiến lược cấp kinh doanh và vai trò của hoạt động này trong doanh nghiệp. Hy vọng bạn có thể nhận ra được tầm quan trọng của chiến lược cấp kinh doanh đối với sự thành công của một doanh nghiệp.
Comments